load
CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI SIÊU THỊ GẠO NGON
Gọi đặt hàng:   094 2222 858
Ngôn ngữ Tiếng Anh

Vụ lúa mùa không được như mong đợi

Đăng lúc 18/10/2013 07:00 | Lượt xem 1

 

Dựng những cây lúa bị đổ rạp do trận mưa to cuối tháng 9, chị Nguyễn Thị Mến, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu chua xót cho biết. “Nhà tôi có 3 sào lúa, đây là ruộng đẹp nhất cấy giống TR36, nhưng năng suất ước tính chỉ được 1,7 tạ/sào. Đầu vụ thời tiết đẹp, lúa lên tốt vậy mà đúng lúc trổ bông thì mưa suốt ngày đêm, gia đình tôi đang lo không biết năm nay có đủ ăn không…”. Cầm bông lúa dài nhưng hạt đốm đen, đốm đỏ, chị ngậm ngùi nhìn sang những thửa ruộng lúa đang ngả rạp bên cạnh, thậm chí có những ruộng lúa trắng cờ như để khẳng định, nỗi lo này không chỉ của riêng gia đình chị.

Tính đến nay, huyện Gia Bình đã thu hoạch được hơn 70% diện tích lúa mùa, một số xã có tiến độ nhanh là Bình Dương, Vạn Ninh, Thái Bảo… dự kiến việc thu hoạch lúa mùa sẽ kết thúc vào ngày 12-10. Để đánh giá đúng năng suất, UBND huyện Gia Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành gặt điểm thống kê. Tuy nhiên, qua khảo sát đồng ruộng tại các xã đã thu hoạch, năng suất lúa mùa năm 2013 ước chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha, giảm từ 7-8 tạ/ha so với vụ mùa năm 2012.

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện giải thích, vụ mùa năm 2013, toàn huyện Gia Bình gieo cấy 4.300 ha, trong đó, 85% diện tích trà mùa trung. Thời điểm lúa đang làm đòng và trỗ bông (đầu tháng 9) gặp thời tiết mưa liên tục, nên đã xảy ra hiện tượng đen lép hạt hàng loạt. Cùng với đó, tình hình sâu bệnh như chuột, sâu đục thân và rầy nâu cũng diễn biến thất thường hơn mọi năm đã khiến cho một số diện tích gần như mất trắng. Mặc dù ngành Nông nghiệp huyện đã tích cực chỉ đạo các biện pháp ứng phó và xử lý, nhưng vẫn bị thiệt hại. Nhiều hộ chỉ đạt năng suất khoảng 1,3-1,5 tạ/sào, có những hộ chưa được 1 tạ/sào.

Theo khảo sát của Trạm Khuyến nông huyện, trong các giống lúa, giống Khang dân và Q5 là bị ảnh hưởng nặng nhất do đây là 2 giống chủ lực, diện tích lớn. Các giống lúa mô hình mới như GS747, GS333… với khả năng chống chịu thời tiết tốt nên mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn. Đồng thời, do thời điểm gieo cấy khác nhau, thiệt hại về năng suất cũng không đồng đều trên từng giống lúa. Mặc dù vậy, đa phần người dân đều rầu lòng sau khi mang được lúa về đến nhà.

Ông Trần Quý Ái, thôn Chi Nhị, xã Song Giang cho biết: “Gia đình tôi cấy 1 mẫu ruộng, trong đó có đến 6 sào giống Q5 để chăn nuôi. Đến nay, tôi đã gặt gần xong nhưng chỉ đạt năng suất 1,2 tạ/sào. Chưa tính đến lỗ, lãi, với số thóc này chúng tôi không biết xoay sở ra sao để nuôi đàn gà, vịt gần 100 con, đúng là khổ chồng khổ”. Theo ông, vụ xuân vừa qua, giá thóc đã xuống khá thấp so với những năm trước, trong khi đó, giá các nguyên liệu đầu vào như vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí công thuê gặt lúa cũng không giảm khiến nhiều người dân đặt kỳ vọng vào vụ mùa. Đến nay, vụ mùa cũng thất bát, nhiều nông dân như ông Ái chỉ còn biết… ngậm ngùi.

Để khắc phục phần nào thiệt hại của sản xuất vụ mùa, UBND huyện Gia Bình có chủ trương chỉ đạo nông dân “gặt đến đâu bắt tay ngay vào việc sản xuất vụ đông đến đó”, với quyết tâm hoàn thành gieo trồng 2.300 ha cây vụ đông. Về lâu dài, ngành Nông nghiệp huyện sẽ triển khai một số mô hình sản xuất giống lúa mới khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt để đưa vào các vụ sản xuất tiếp theo.

                                                     (ST-  Bài Ảnh : Song Giang)