load
CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI SIÊU THỊ GẠO NGON
Gọi đặt hàng:   094 2222 858
Ngôn ngữ Tiếng Anh

Gạo lật nảy mầm - Thuốc chữa bệnh đái tháo đường

Đăng lúc 05/06/2012 07:00 | Lượt xem 2814

Gạo lật nảy mầm đã được khoa học thế giới ghi nhận có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Dinh dưỡng bất hợp lý

Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng công bố mới đây, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một bộ phận không nhỏ người dân có thói quen ăn quá nhiều gạo trắng (cơm), nhất là ở các vùng nông thôn nhằm duy trì một bữa ăn... no là chính. Tuy nhiên, ít ai biết được quy trình xay xát và chế biến ra một hạt gạo trắng đã vô tình loại bỏ phần lớn những vi chất dinh dưỡng có lợi trong việc phòng chống ĐTĐ.

Với tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng 8-20% năm, VN là nước có tốc độ phát triển ĐTĐ nhanh nhất thế giới. Nghiên cứu gần đây của BV Nội tiết T.Ư cho thấy, cả nước hiện có khoảng 5 triệu người mắc ĐTĐ (khoảng 6% dân số) và có thể sẽ tăng lên 8 triệu người vào năm 2025. Trong khi đó vào năm 2001, số người mắc bệnh này chỉ chiếm 2,7% dân số.

Sự bất hợp lý về chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày là nguyên nhân chính làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ĐTĐ. Không riêng gì gạo trắng, các thức ăn nhiều dầu mỡ, thịt động vật cũng đang bị lạm dụng. Theo TS Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: “Một người bình thường cần ăn 300-400g rau/ngày nhưng người Việt chỉ ăn có 165g; cần ăn 100-200g cá/ngày thì chúng ta chỉ ăn có 60g/ngày; ăn quá mặn hơn 20g muối/ngày thay vì chỉ nên dùng dưới 10g. Đáng lo là sự gia tăng của các bữa ăn “mỡ hóa, đạm hóa”. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp, tiểu đường”.

Gạo lật nảy mầm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ĐH Havard (Mỹ) cho thấy, người ăn gạo trắng thường xuyên có nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 cao hơn các thực phẩm tinh bột khác. So sánh với việc ăn gạo lật nảy mầm, các chuyên gia đã thử nghiệm ở 197.000 người trưởng thành ở độ tuổi trên 22 và chỉ ra: Những ai ăn 1 hoặc 2 bữa gạo lật nảy mầm/tuần sẽ giảm được 11% nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2.

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc ĐTĐ thường có lượng đường trong máu cao hơn người bình thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để phá hủy lượng đường dư thừa. Trong khi đó, nếu ăn gạo lật nảy mầm có thể tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp. Điều quan trọng hơn là không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng.

Với gạo lật nảy mầm, trước khi nấu không cần vo đãi để tránh mất dinh dưỡng. Trong thời gian đầu ăn chưa quen, người dân có thể trộn 50% gạo lật nảy mầm với 50% gạo trắng khi nấu để đảm bảo sức khỏe phòng bệnh.

Theo laodong