load
CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI SIÊU THỊ GẠO NGON
Gọi đặt hàng:   094 2222 858
Ngôn ngữ Tiếng Anh

Thức ăn có lợi cho sức khỏe trong mùa Xuân

Đăng lúc 07/02/2012 08:00 | Lượt xem 735

   Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử đã nhắc nhở người đời “Bất thời, bất thực”, ý là không phải thức ăn, rau quả của mùa này thì không nên ăn. Thức ăn phải chú ý đến “khí” lẫn “vị” vì thức ăn và thuốc đều được cấu thành từ khí và vị.

 

   Khí, vị của thức ăn và thuốc chỉ hội tụ đầy đủ tinh khí của đất trời khi kết trái và thu hoạch đúng mùa. Các loại rau củ có tác dụng dưỡng sinh trong mùa xuân gồm: rau hẹ, giá, rau diếp, hành, đọt đậu, cây tỏi non, dâu, hạnh, lê, anh đào...

 

Cho đường ruột được nghỉ ngơi

 

   Đường ruột của con người cũng cần được nghỉ ngơi, vì khi thức ăn đưa vào cơ thể không chỉ qua đường tiêu hóa mà các cơ quan khác cũng phải làm việc liên tục, ngay cả não bộ cũng không nằm ngoài. Trước tiên chúng ta cần phải đảm bảo đường ruột luôn được cung cấp lượng máu đầy đủ, tốt nhất mỗi tuần nên để cho đường ruột nghỉ ngơi một ngày thì sẽ có tác dụng loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể. Trong 2 ngày cuối tuần chỉ nên ăn 2 bữa sáng và tối, có thể sử dụng cháo, trái cây, mật ong để thay thế bữa chính, nhằm giảm bớt gánh nặng mà hệ tiêu hóa phải chịu đựng.

 

Giải độc bổ gan

 

   Xuân ứng với gan, hạ ứng với tim, thu ứng với phổi, đông ứng với thận. Do đó mùa xuân cần chú trọng bồi bổ gan, mục đích là để điều hòa sự cân bằng âm dương của gan. Trong Đông y, những thức ăn có vị ngọt có thể làm dịu tâm trạng, quả táo Tàu và sơn dược là những lựa chọn tốt nhất.

 

   Rượu làm tổn hại ruột, gan do đó không nên uống nhiều rượu vào mùa xuân. Trà xanh, trà hoa cúc, thậm chí nước lọc là những thức uống tốt nhất vào mùa xuân.

 

   Những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, không ít người mắc phải bệnh cảm cúm hoặc các căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, vào mùa xuân nên ăn nhiều trái lê và bách hợp (còn gọi là tỏi rừng) giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho hệ hô hấp.

 

   Muốn phòng ngừa bị cảm, ho thì trước tiên phải chú ý đến sự thay đổi của khí hậu, những người già có thói quen tập thể dục buổi sáng không nên thức quá sớm, tốt nhất nên tập sau khi mặt trời đã ló dạng. Còn đối với những nhân viên văn phòng luôn làm việc mệt mỏi thì nên giảm cường độ công việc lại, tối đi ngủ sớm sáng dậy sớm, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bị viêm đường hô hấp. Những người có thói quen ăn cay thì nên ăn ít lại, kể cả các món nướng, lẩu cay... Nên ăn những món thanh đạm, ăn nhiều rau cải.

 

 

   Nếu có triệu chứng ho thì nên ăn trái lê chưng đường phèn, hoặc dùng bách hợp tươi nấu một nồi cháo nhỏ, ăn như món điểm tâm nhẹ, cũng có hiệu quả bổ phổi.

 

   Sau đây là một vài món bổ dưỡng, thích hợp dùng trong mùa xuân.

 

Lươn xào

 

Nguyên liệu: 500g lươn, chút rượu, hành, gừng tươi, muối ăn, tiêu, dầu thực vật.

Cách chế biến: Lóc xương và làm sạch lươn, cắt khúc. Cho dầu vào chảo đợi nóng rồi cho lươn, hành, gừng vào xào sơ qua, rồi cho tiếp chút rượu, muối ăn, thêm ít nước, để lửa nhỏ xào cho đến khi chín đều, rắc ít bột tiêu vào là được.

Công dụng: Bồi bổ cơ thể, trị đi ngoài ra máu. Rất có hiệu quả đối với phụ nữ bị suy nhược cơ thể sau khi sinh, những người bị bệnh trĩ, nội tạng bị tổn thương.

Chú ý: Cho dù chế biến lươn theo phương pháp nào thì cũng đừng quên cho ít tiêu vào.

 

Cật heo xào đỗ trọng

 

Nguyên liệu: 12g đỗ trọng, 250g cật heo, hành, gừng, tỏi, hoa tiêu, giấm, nước tương, rượu trắng, tinh bột bắp, muối, đường cát trắng, dầu thực vật.

Cách chế biến: Đỗ trọng rửa sạch sắc nước còn 50ml, trộn đều với tinh bột bắp, rượu, nước tương, muối, đường cát; rồi chia hỗn hợp ra làm 3 phần. Cật heo rửa sạch, bóc bỏ màng gân máu, thái lát, ngâm vào trong một phần hỗn hợp. Hành, gừng, tỏi cắt nhỏ. Để lửa to, cho dầu vào chảo. Dầu nóng thì cho hoa tiêu vào, đến khi có mùi thơm thì cho tiếp cật heo, hành, gừng, tỏi vào đảo nhanh tay rồi cho tiếp hỗn hợp vào, xào tiếp trong vài phút. Cuối cùng cho hết phần hỗn hợp còn lại, thêm chút giấm xào đều là được.

Công dụng: Bổ gân cốt, hạ huyết áp.

 

Cà tím xào tỏi

Nguyên liệu: 25g tỏi, 500g cà tím, hành, gừng, bột bắp, nước tương, đường trắng, muối ăn, dầu thực vật, nước dùng.

Cách chế biến: Cà tím cắt bỏ cuống rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Hành gừng thái nhuyễn, tỏi cắt làm hai.

   Làm nóng dầu bằng lửa lớn, cho cà vào xào đến khi chuyển sang màu vàng rồi thêm gừng, nước tương, muối, tỏi và nước dùng vào xào đến khi nước sôi lên, để lửa nhỏ trong vòng 10 phút. Cuối cùng đảo đều, cho hành, đường trắng, nước bột bắp, đến khi nước sốt sệt lại là được.

- Công dụng: Cầm máu, giảm sưng tấy, giảm đau, tốt cho các bệnh như đi ngoài ra máu, cao huyết áp, động mạch bị cứng, ban xuất huyết... Trong cà tím chứa nhiều chất vitamin D, có thể tăng cường độ đàn hồi của mạch máu, ngăn chặn sự xuất huyết của các mạch máu nhỏ.

 theo baoanhdatmui