load
CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI SIÊU THỊ GẠO NGON
Gọi đặt hàng:   094 2222 858
Ngôn ngữ Tiếng Anh

Thông tin thị trường lúa gạo thế giới những ngày 19-21/3

Đăng lúc 22/03/2012 07:00 | Lượt xem 2277

Một nhà kinh tế của hãng nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Pháp, CIRAD, cho biết châu Phi chắc chắn sẽ vừa tăng sản lượng vừa tăng nhập khẩu gạo trong tương lai. Ông này kêu gọi các nước châu Phi hãy nỗ lực tự cung tự cấp gạo như Nigeria. Nhưng nhập khẩu chắc chắn sẽ tiếp diễn bởi nhu cầu cao và giá gạo nhập khẩu rẻ hơn giá gạo nội địa.

Các nước châu Phi đang nỗ lực tự cung tự cấp lúa gạo, và Nigeria dẫn đầu phong trào này. Nigeria đã cấm xuất khẩu gạo qua biên giới và ngăn được trào lưu nhập khẩu gạo trong những tháng gần đây. Mới đây, tổ chức nghiên cứu nông nghiệp AfricaRice đã đưa ra một kế hoạch chiến lược nhằm giúp châu Phi tự cung được 90% gạo vào năm 2020.

Nhà kinh tế của CIRAD cho biết xuất khẩu gạo vào châu Phi cận Sahara đã vượt mức 9 triệu tấn trong năm qua và trở thành thị trường chiếm 1/3 mậu dịch gạo toàn cầu. Trong khi châu Á cung cấp gạo chủ yếu cho châu Á, Mỹ cung cấp cho Mỹ Latinh và châu Âu là một thị trường nhỏ thì châu Phi đang mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu gạo toàn cầu.

Mặc dù vậy, sản lượng gạo châu Phi đang tăng nhanh, nhờ những khuyến khích của các chính phủ mấy năm qua để tăng năng suất.

Manila có thể mua 120.000 tấn gạo Việt Nam và Thái Lan

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine đang xem xét mua 120.000 tấn gạo từ Việt Nam hoặc Thái Lan theo hợp đồng liên chính phủ, và quyết định sẽ được công bố vào tháng 4.

Khối lượng này nằm trong mục tiêu nhập khẩu 500.000 tấn gạo năm nay để đảm bảo đủ dự trữ gối vụ. Phần còn lại sẽ do lĩnh vực tư nhân thực hiện.

Xuất khẩu gạo Myanmar sẽ giảm 23%

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu gạo Myanmar có thể giảm 23% từ mức 778.400 tấn năm 2010-11 xuống 600.000 tấn năm 2011-12.

Việc Ấn Độ tái xuất hiện trên thị trường gạo phi-basmati, cộng với đồng nội tệ Myanmar- kyat- tăng giá 27% so với USD từ tháng 8/2010 đến tháng 6/2011 đã gây áp lực giảm xuất khẩu gạo của Myanmar. Năm trước đó, 2010-11, xuất khẩu gạo Myanmar tăng 75% đạt 778.400 tấn. Myanmar đã giành những thị trường xuất khẩu tgruyeenf thống của Ấn Độ (Bangladesh và Tây Phi) trong 8 tháng đầu niên vụ 2010-11 khi xuất khẩu tới 77.000 tấn sang mỗi tháng những thị trường đó, khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, từ khi Ấn ĐỘ xuất khẩu trở lại, tháng 9/2011, xuất khẩu của Myanmar đã giảm gần một nửa xuống 39.000 tấn mỗi tháng, và USD dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp diễn sang năm 2011/12.

Chính phủ Myanmar đã giảm thuế xuất khẩu từ 10% xuống 2% cho các nhà xuất khẩu gạo từ 7/7/2011, và hiện các nhà xuất khẩu nước này tiếp tục gây sức ép đòi chính phủ giảm thuế xuất khẩu hơn nữa vì môi trường thương mại quốc tế khó khăn.

Tuy nhiên, USDA cho biết tiêu thụ gạo nội địa của Myanmar dự kiến sẽ đạt khoảng 9,98 triệu tấn trong năm 2011/12, và tăng lên khoảng 10,63 triệu tấn năm 2012/13. Sản lượng lúa dự kiến tăng 2,7% năm 2011-12 lên khoảng 16,9 triệu tấn, từ mức 16,4 triệu tấn năm 2010-11, mặc dù diện tích trồng lúa giảm khoảng 7% từ khoảng 7 triệu ha xuống 6,5 triệu ha trong thời gian đó.

Ai Cập cấm xuất khẩu gạo chỉ có lợi cho người buôn lậu

Những người buôn lậu ở Trung Đông đang hưởng lợi lớn từ việc buôn bán gạo lậu.

Các cửa hiệu trên toàn vùng Vịnh hiện đang phụ thuộc vào gạo Ai Cập để sản xuất một món ăn phổ biens ở Trung Đông – món Mahshi. Gạo Ai cập được bày bán ở khắp các cửa hàng ở vùng Vịnh, bao gồm các Tiểu vương Quốc Arập Thống nhất, Arập Xêút và Qatar.

Ở Ai Cập, gạo được bán với giá hỗ trợ, ít nhất là 250 USD/tấn, theo chương trình chống lạm phát của chính phủ. Đất nước này đã từng bị lạm phát nghiêm trọng hồi năm 2008. Tuy nhiên, chính sự chênh lệch giá với thị trường nước ngoài (giá gạo Ai Cập bán ở nước ngoài lên tới 900 USD/tấn) gây ra hoạt động xuất khẩu lậu, chủ yếu sang vùng Vịnh, mặc dù hành động này bị phạt rất nặng.

Ai Cập cấm xuất khẩu gạo từ năm 2008 và thường xuyên gia hạn cấm để bảo vệ thị trường trong nước ở mức giá thấp. Lần mới đây nhất lệnh cấm được gia hạn là tháng 10 năm ngoái. Với tình trạng xuất lậu quá phổ biến, Ai Cập buộc phải chuyển sang nhập khẩu gạo hạt dài giá rẻ để nuôi sống người dân. Ai Cập lần đầu tiên nhập khẩu gạo vào tháng 12 năm ngoái, khi nhập 234.000 tấn gạo Ấn Độ. USDA ước tính nhập khẩu gạo năm 2011/12 sẽ lên tới 500.000 tấn.

Trung Quốc tăng trợ cấp nông nghiệp khi giá dầu tăng

Thủ tướng Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ trợ cấp nhiều hơn cho việc sản xuất ngũ cốc nếu giá dầu thô tiếp tục tăng.

Gạo Hương Nhài Thái sẽ đắt hơn sau mùa lễ hội vào tháng 4

Hiệp hội Đóng bao Gạo Thái lan cho biết giá gạo Hương Nhài của Thái sẽ sớm tăng sau mùa lễ hội Songkran – Tết của Thái lan, kết thúc vào cuối tháng 4.

Hiệp cho biết giá dầu tăng và tiền lương tăng khiến gạo Hương Nhài trở nên đắt hơn. Hiệp hội cho biết thêm trong khi dự trữ gạo chắc chắn sẽ tưng sau mùa thu hoạch thứ 2, nguồn cung trên thị trường vẫn hạn chế bởi giá cao do chương trình thu mua cầm cố của chính phủ.

Năm ngoái, chính phủ Thái đã tăng lương tối thiểu thêm ít nhất 5 USD-7 USD/ngày. Giai đoạn đầu của chương trình thu mua lú kết thúc vào 29/2, và giai đoạn 2 kết thúc vào 30/6. Khoảng 6,7 triệu tấn lúa được thu mua trong giai đoạn 1, trong đó có 300.000 tấn lúa hương nhài. Chính phủ cho biết sẽ bán gạo chất lượng cao với giá khoảng 30.000 baht (khoảng 1000 USD/tấn) (lúa này được thu mua với giá 20.000 baht – khoảng 662 USD/tấn).

Bangladesh cần cung cấp lúa gạo có trợ cấp để chống suy dinh dưỡng

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) đã kêu gọi Bangladesh tăng sản xuất lúa gạo và cung cấp lúa gạo giá rẻ cho người nghèo để chống suy dinh dưỡng.

Tuần này, các quan chức của FAO đã tổ chức cuộc họp với các quan chức Bangladesh. Họ hoan nghênh chương trình phát triển sản xuất thực phẩm bền vững của Bangladesh, và cho rằng Bangladesh cần đảm bảo lương thực thực phẩm cho người nghèo. Khoảng 33% tổng dân số Bangladesh - chủ yếu là trẻ em và phụ nữ là nạn nhân của suy dinh dưỡng. Bangladesh đã tăng gấp 3 sản xuất lúa gạo, từ khoảng 11 triệu tấn năm 1970 lên 33,6 triệu tấn trong năm 2010-11. Sản xuất các loại cây trồng khác cũng tăng ở Bangladesh. Tuy nhiên, đất nước phải dựa vào nhập khẩu gạo để nuôi sống dân số đang tăng trưởng nhanh.

 (T.H tổng hợp)